Chính sách tỷ giá hối đoái Đồng_(đơn_vị_tiền_tệ)

Hối suất chính thức USD: Đồng
NămHối suất
19861: 22,74[2]
19901: 6.482,80[3]
19951: 11.038,25[4]
20001: 14.167,75[5]
20051: 15.858,92[6]
20101: 18.612,92[7]
20151: 21.697,57[8]
  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang thực hiện chính sách quản lý tỷ giá hối đoái theo hướng thả nổi có kiểm soát. Trong vòng vài ba năm trở lại đây (giai đoạn 2003-2005) đồng Việt Nam có tỷ giá khá ổn định so với đồng đô la Mỹ do chính sách của Ngân hàng Nhà nước chỉ cho đồng giảm giá khoảng 1% một năm. Sau khi đồng đô la của Zimbabwe đổi giá vào đầu tháng 8 năm 2006, đơn vị đồng của Việt Nam trở thành đơn vị tiền thấp giá nhất trên thế giới trong một thời gian dài trước khi bị Rial Iran vượt qua. Hiện đồng của Việt Nam là đồng tiền rẻ thứ 3 thế giới (sau Rial Iran và Venezuela Bolívar).
  • Đồng Việt Nam hiện vẫn là tiền tệ có khả năng tự do chuyển đổi thấp, chưa trở thành đồng tiền dùng trong thanh toán quốc tế. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang thực hiện cố gắng nâng cao khả năng tự do chuyển đổi của đồng Việt Nam bằng cách trước mắt nâng cao tỷ trọng thanh toán xuất khẩu bằng đồng (mục tiêu đến năm 2010 đạt 30%) tiến tới sử dụng đồng Việt Nam trong thanh toán nhập khẩu song song với việc tự do hóa hoàn toàn giao dịch vãng lai.
  • Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ là 1:23.110,00 (thời điểm ngày 15 tháng 12 năm 2019).[9]

Phá giá đồng tiền

Tháng 11 năm 2009, Chính phủ Việt Nam quyết định phá giá 5% đồng tiền Việt Nam, đồng thời tăng lãi suất lên 8%. Việc này được xem như là hành động làm căng thẳng thị trường tài chính châu Á, vì các nền kinh tế trong vùng đang tranh nhau tạo ưu thế với thị trường Âu Mỹ.[10]

Ngày 11 tháng 2 năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định lại mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa tiền đồng Việt Nam và đôla Mỹ, theo đó, một đôla Mỹ ăn 18.544 đồng. Ngày 10 tháng 2 năm 2010, mức tỷ giá này 17.941 đồng. Như vậy, đồng tiền Việt Nam bị phá giá 3,25% so với đôla Mỹ.[11] Đến ngày 28 tháng 2 năm 2010, mức tỷ giá ở thị trường chợ đen là 19.500 đồng.

Ngày 17/08/2010 Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ giá từ mức 18.544 đồng/USD lên mức 18.932 đồng/USD (tương đương tăng 388 đồng) [11]

Ngày 11/02/2011 Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD với VND, từ 18.932 VND lên 20.693 VND (tăng 9,3%), cùng với đó là thu hẹp biên độ áp dụng cho tỷ giá của các ngân hàng thương mại từ ±3% xuống còn ±1%.[12] Tuy nhiên đến ngày 19/02/2011 tỷ giá USD ở thị trường chợ đen là 22.300 đồng.

Việc đồng tiền mất giá ở Việt Nam đã thể hiện qua vài trường hợp cụ thể như một gia đình gửi ngân hàng tiết kiệm tháng 9 năm 1983 số tiền 90 đồng, giá trị một chỉ vàng; đến khi rút ra tháng 3 năm 2015 thì lãnh hơn 20.000, chỉ mua được một ổ bánh mỳ kẹp thịt.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồng_(đơn_vị_tiền_tệ) http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2011/02/1102... http://www.viettouch.com/numis/ http://www.vnbanknotes.com/index.php?route=common/... http://nguyentl.free.fr/autrefois/billets1/photo_b... http://web.archive.org/web/20091129084826/http://w... http://data.worldbank.org/indicator/PA.NUS.FCRF http://data.worldbank.org/indicator/PA.NUS.FCRF?pa... http://data.worldbank.org/indicator/PA.NUS.FCRF?pa... http://data.worldbank.org/indicator/PA.NUS.FCRF?pa... http://data.worldbank.org/indicator/PA.NUS.FCRF?pa...